Bạn sẽ làm gì khi thấy một người bị tai nạn?

Là một người học y, bạn đã bao giờ tự đặt ra tình huống cho mình xem: " Nếu như ra ngoài đường mình gặp một người không may bị tai nạn thì mình sẽ làm gì cho họ hay ko?". Mình tổng hợp bài viết này, các bạn tham khảo thêm hy vọng rằng nó sẽ giúp ích cho nhiều người.   Tai nạn có thể gặp bất cứ lúc nào, nếu được phát hiện và xử trí kịp thời, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong, trong nhiều trường hợp, chỉ một xử trí đơn giản, kịp thời có thể cứu sống được nạn nhân. Để có biện pháp xử trí đúng, vấn đề đầu tiên cần làm là đánh giá chính xác và nhanh chóng tình trạng của nạn nhân.

Nguyên tắc đánh giá. Ngay khi tiếp xúc, cần tìm ngay một số thông tin trước khi tiến hành những đánh giá chung. Các thông tin này bao gồm:

–   Quá trình bệnh lý

–   Triệu chứng cơ năng

–   Dấu hiệu thực thể

Quá trình bệnh lý. Quá trình diễn biến bệnh hoặc chấn thương có thể có được bằng việc quan sát xung quanh, hỏi bệnh nhân hoặc người chứng kiến.

Hỏi xem các cảm giác của bệnh nhân

Triệu chứng cơ năng.

–   Hỏi xem nạn nhân có: Nôn, buồn nôn

–   Đau

–   Mê sảng

–   Cảm giác kiến bò.

Dấu hiệu thực thể.

–   Chảy máu

–   Phù nề

–   Biến dạng

–   Tư thế bất thường của chân, tay hoặc cơ thể

–   Biểu hiện đau lộ rõ trên mặt bệnh nhân.

–   Đau gia tăng khi chạm hoặc di chuyển phần nào đó của cơ thể.

*** Lưu ý: Bạn cần bộc lộ tối đa ( trong mức có thể ) thì mới có thể quan sát, khám kỹ được các tổn thương. Trong một số tài liệu thì các tác giả có khuyến khích nên cởi hết quần áo của nạn nhân ( Đặc biệt là những vùng tổn thương trực tiếp ) để khám.

NGUYÊN TẮC: CẦN BỘC LỘ TỐI ĐA ĐỂ KIỂM TRA KHÔNG BỎ SÓT THƯƠNG TỔN

Cách tiếp cận bệnh nhân. Bệnh nhân là con người, do vậy cần.

–   Tự giới thiệu bạn.

–   Giải thích bạn là ai và bạn đang làm gì

–   Hỏi xem bệnh nhân có hiểu không

–   Đề nghị bệnh nhân cho phép và hỏi bệnh nhân một số câu hỏi

–   Đề nghị bệnh nhân cho phép mình thăm khám

–   Cám ơn sự hợp tác của họ.

*** Các bạn lưu ý rằng: Mặc dù xuất phát từ lòng tốt của bản thân. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, có thể nạn nhân không cần bạn giúp, có thể vì một vài lý do nào đó… Một vài trường hợp, khi bạn giúp họ nhưng lại gặp một số sự cố không hay. Ví dụ như họ bị mất đồ gì đó, có thể họ lại nghi cho bạn… Bạn cần tinh tế, cần thân thiện và nhã nhặn khi bắt tay vào giúp họ.

BẠN CÓ THỂ TRÁNH ĐƯỢC NHIỀU VẤN ĐỀ NHỜ VÀO SỰ THÂN THIỆN VÀ SỰ NHÃ NHẶN THÔNG THƯỜNG.

Tiến trình đánh giá nên được bắt đầu càng sớm càng tốt bằng việc quan sát môi trường xung quanh. Nếu nạn nhân ở trong nhà của họ, cần lưu ý xem xét các đặc tính của nhà như bẩn hay sạch, có những vỏ lọ thuốc, vỏ chai rượu hoặc thuốc độc xung quanh hay không ?… Nếu nạn nhân bị chấn thương, cần để ý tìm hiểu các cơ chế của chấn thương như xe đâm, ngã đập đầu phía trước hoặc phía sau xuống nền cứng hoặc nền đất, ngã cầu thang… Nếu đến hiện trường tai nạn ô tô hoặc xe máy, cần lưu ý các thông tin: mức độ nặng của tổn thương xe, tốc độ khi gây ra tổn thương, số người có cùng trên xe… Tất cả các thông tin trên đều có thể có được thông qua nói chuyện trước với nạn nhân.

Trong đánh giá ban đầu, người cấp cứu nên:

1. Đánh giá mức độ ưu tiên

– Trình tự đánh giá ban đầu (DRABC): khảo sát ban đầu và cấp cứu.

2. Khai thác tiền sử AMPLE (A: allergy, M: medication, P: previous illness, L: Last meal, E: events leading up to this situation)

3. Quan sát, lắng nghe và cảm nhận từ đầu tới chân: khảo sát tiếp theo.

4. Tiến hành đánh giá.

5. Gợi ý điều trị Đánh giá ban đầu: DRABC Trước khi tiến hành cấp cứu, phải tiến hành đánh giá ban đầu

–   Cần tiến hành cấp cứu để duy trì các chỉ số sống trước, nếu không mọi yếu tố về sau sẽ trở nên vô nghĩa.

–   Tiến hành đánh giá nhanh, sau đó tiến hành hồi sức.

–   Hồi sức là hoạt động đưa bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường, điều này có thể khác theo từng bệnh nhân.

–   Tiến trình hồi sức có thể khác nhau tùy từng bệnh nhân, từng hoàn cảnh cụ thể, tuy nhiên đều bao gồm những nguyên tắc chung. Nều tảng chung cho tiếp cận đánh giá ban đầu bệnh nhân bao gồm: Danger: Các yếu tố nguy hiểm Response: Phản ứng của bệnh nhân và người cấp cứu Airway: Đường thở Breathing: Thở Circulation: Tuần hoàn

–   Cần cởi bỏ quần áo, bộc lộ trước khi khám lâm sàng.

–   Quan sát cẩn thận vùng tổn thương, nếu có thể nên so sánh với bên đối diện.

–   Việc hồi sức cần tiến hành NGAY LẬP TỨC cho tất cả những bệnh nhân hôn mê và/ hoặc ngừng thở.

1. Đánh giá hiện trường để phát hiện ngay những yếu tố nguy hiểm cho bệnh nhân và người cấp cứu.

2. Xử trí cấp cứu ngay những chỗ chảy máu nguy hiểm.

3. Đánh giá ABC (đường thở, thở, tuần hoàn) và xử trí ngay nếu cần thiết.

Dưới đây là sơ đồ đánh giá hồi sức ban đầu Danger: Nguy hiểm  Nhanh chóng phát hiện ngay những dấu hiện có thể gây nguy hiểm cho cả bệnh nhân và người cấp cứu để loại bỏ chúng nhanh chóng như: dây điện, hóa chất, khí đốt, carbon monoxide từ khói xe ô tô, khói bếp than…

Response: Đáp ứng Khi phát hiện tình trạng cấp cứu, gọi ngay cấp cứu 115, cơ sở y tế gần nhất hoặc người trợ giúp. Tiến hành đánh giá đáp ứng của bệnh nhân bằng những động tác có thể tóm tắt: "hét và lắc". Hỏi to bệnh nhân những câu đơn giản, mục đích chính để đánh giá nhanh tình trạng ý thức, toàn trạng của bệnh nhân.

Ví dụ một số câu hỏi đơn giản như:

–   Tên bạn là gì ?

–   Bạn có biết điều gì xảy ra với mình không ?

–   Bạn đã bị bao lâu rồi ?

–   Bạn có đau không ?

–   Có ai bị thương cùng bạn không ? Nếu người bệnh không trả lời, lắc nhẹ vai và xem đáp ứng của người bệnh. Nếu không đáp ứng, tiến hành ép mạnh trên xương ức, móng tay. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đưa tay vào miệng để móc bỏ dị vật, đờm, rãi, chất nôn Những kích thích đau khác như véo tai, hoặc những vùng da khác là không cần thiết và có thể gây tổn thương cho bệnh nhân. Airway: Đường thở Đảm bảo thông thoáng đường thở là yếu tố quan trọng trong cấp cứu. Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, dùng tay loại bỏ những dị vật, răng giả, thức ăn, chất tiết hầu họng.

Breathing: Thở Ngay sau khi đường thở được làm sạch, tiến hành đánh giá, nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc thở không đầy đủ, tiến hành ngay hô hấp nhân tạo miệng – miệng.

Circulation: Tuần hoàn Tuần hoàn là hoạt động đưa máu đi nuôi toàn bộ cơ thể. Nếu ngừng tuần hoàn, cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực giúp bơm máu đi toàn bộ cơ thể Khám thực thể Ngay khi chức năng sống của bệnh nhân được đảm bảo, tiến hành khám thực thể để phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu chỉ điểm bệnh lý.

Tiến hành khám từ đầu tới chân theo trình tự:

Quan sát Lắng nghe Cảm nhận Nhằm phát hiện những bất thường Đầu

– Các mức độ tỉnh táo:

+ Tỉnh, định hướng tốt.

+ Tỉnh, đáp ứng chậm.

+ Không đáp ứng với kích thích đau: hôn mê.

– Vết thương tại chỗ:

+ Chảy máu

+ Phù nề

+ Biến dạng và vết rách da

+ Dò dịch não tủy ở mũi và tai

+ Gãy xương mặt, xương hàm: yêu cầu bệnh nhân cắn răng, sau đó quan sát xem mặt, và hàm hai bên có đối xứng nhau không.

+ Nắn nhẹ nhàng để phát hiện các tiếng lạo xạo do gãy xương. Cổ – Mềm, biến dạng, phù nề, chảy máu, rách da

– Kiểm tra chức năng tủy sống bằng cách yêu cầu bệnh nhân cử động hoặc giơ tay

– Đánh giá tĩnh mạch cổ có căng không Ngực

–   Mềm, biến dạng, phù nề, chảy máu, rách da

–   Tràn khí dưới da

–   Cử động của lồng ngực: quan sát, đánh giá có so sánh hai bên khi bệnh nhân thực hiện các động tác hít vào, thở ra.

–   Sờ nhẹ theo xương sườn để phát hiện các điểm đau chói.

Bụng –   Mềm, biến dạng, phù nề, chảy máu, rách da

–   Bụng căng, chướng

–   Bụng cứng, sờ thấy đau và có cảm giác thành bụng cứng, có phản ứng khi ấn xuống

–   Sờ mạch bẹn Khung chậu

–   Mềm, biến dạng, phù nề, chảy máu, rách da

–   Ép nhẹ khung chậu để xem bệnh nhân có đau không Tay và chân

–   Mềm, biến dạng, phù nề, chảy máu, rách da

–   Sờ các vị trí mạch để đánh giá tuần hoàn tay, chân.

–   Sai khớp, gãy xương Lưng và cột sống

–   Sờ nhẹ nhàng để đánh giá các bất thường, biến dạng.

–   Yêu cầu bệnh nhân cử động tay, chân để đánh giá chức năng tủy sống

 

*** Lưu ý: Trong các trường hợp mà các bạn xác định được nạn nhân có tổn thương tủy sống, có tổn thương cột sống thì phải rất cẩn thận, hạn chế vận động.

2 thoughts on “Bạn sẽ làm gì khi thấy một người bị tai nạn?”

    1. Cảm ơn bạn đã phản hồi ý kiến!
      Việc cấp cứu theo CAB đã được Hiệp hội Tim Mạch Mỹ đưa ra cách đây 2 năm rồi. Trong trường hợp cấp cứu ngừng tuần hoàn, họ ưu tiên đến quả tim trước. Lý giải cho việc đó, họ đưa ra đó là. Khi ngừng tim thì trong máu vẫn có oxy, nhưng máu không lưu thông được do tim không co bóp. Vì vậy họ cần ép tim trước để cho máu có thể lưu thông càng nhanh càng tốt, ngay sau đó họ mới tính đến vấn đề về oxy, tức là về đường thở, sự thở. Tuy nhiên nó cũng không có nhiều khác biệt.
      Trong bài này mình vẫn đề cập đến thói quen thông thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

Khớp hôngKhớp hông

Câu hỏi: Trình bày giải phẫu khớp hông? Trả lời: – Hình ảnh sơ đồ khớp hông – Atlas giải phẫu Frank H.Netter Là khớp hoạt dịch, kiểu chỏm cầu