1. Định nghĩa:
– Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do Paramyxovirus influenzae gây ra.
– Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt 2 – 6 tuổi, với biểu hiện LS sốt, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp, tiêu hóa, phát ban ngoài da.
– Bệnh thường gây biến chứng nặng ở trẻ em.
– Bệnh tạo ra trạng thái miễn dịch bền vững suốt đời.
2. DỊCH TỄ HỌC:
2.1. Tác nhân: Paramyxovirus influenzae, thuộc họ Paramyxoviridae.
2.2. Nguồn bệnh: Bệnh nhân sởi
2.3. Đường lây: trực tiếp qua đường hô hấp
2.4. Cơ thể cảm thụ:
– Trẻ em 2 – 6 tuổi.
– Sơ sinh mới lọt lòng còn miễn dịch thụ động 6 tháng.
– Miễn dịch bền vững suốt đời sau khi mắc sởi.
2.5. Phân bố dịch tễ:
– Lây mạnh 1 – 2 ngày trước khi mọc ban & 4 ngày sau khi phát ban.
– Mùa đông xuân.
– Mọi nơi trên thế giới.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (thể điển hình)
3.1. Giai đoạn ủ bệnh: 10 ngày không có triệu chứng.
3.2. Giai đoạn khởi phát: 4 – 5 ngày từ lúc bị sốt đến lúc bắt đầu phát ban.
– Hội chứng viêm long:
+ Viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Có thể gặp viêm thanh quản cấp (ho, khàn tiếng, miệng khô), xuất hiện ban đêm, kéo dài vài giờ rồi hết.
+ Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng phù kết mạc và mi mắt (dấu Brown Lee)
+ Viêm long đường tiêu hóa: ỉa chảy, phân nhiều nước, hoa cà hoa cải.
– Sốt từ từ tăng dần 39 – 400C đến khi phát ban.
– Dấu hiệu Koplik: trong vòng 12 – 18h.
+ Chấm trắng 1 – 2 mm, niêm mạc miệng dọc theo xương hàm 2, quanh lỗ tuyến stenon, có trước khi phát ban.
+ Khi phát ban thì ko còn Koplik nữa.
– Có thể gặp triệu chứng thần kinh (sốt cao co giật, HCMN).
3.3. Giai đoạn toàn phát:
– Ban điển hình:
+ Màu hồng, không ngứa, dạng dát sẩn
+ Trình tự mọc ban: Tóc – sau hai tai- mặt- cổ – thân mình và tứ chi.
+ Dày nhất nơi cọ xát và phơi nắng
+ Xen kẽ là vùng da lành.
– Sốt:
+ Giảm dần khi mọc ban. Hết ngày thứ 4 – 5.
+ Nếu sốt kéo dài có thể do biến chứng.
– Viêm long: đau mắt, sổ mũi, viêm thanh quản, khí quản.
3.4. Giai đoạn lui bệnh:
– Ban: mất đi ngày thứ 4 để lại vết nâu trên da (lằn da hổ), theo thứ tự như khi mọc (tóc….chi)
– Có thể kéo dài khoảng 10 ngày, người lớn có xu hướng nặng hơn so với trẻ nhỏ, sốt cao, phát ban rõ rệt, biến chứng nặng.
4. Cận lâm sàng:
– Tìm virus trong dịch tiết thanh quản bằng pp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trong 5 ngày đầu
– Huyết thanh chẩn đoán: Tăng động lực kháng thể ở 2 lần lấy máu cách nhau 10 ngày hoặc có mặt IgM đặc hiệu trong giai đoạn đầu của bệnh
5. CÁC THỂ LÂM SÀNG KHÁC:
5.1. Sởi không điển hình:
– Đã tiêm phòng vaccin sởi bất hoạt bằng fomalin, phơi nhiễm virus sởi.
– Bệnh do tăng mẫn cảm với virus sởi bởi vaccin bất hoạt.
– Sốt – đau cơ – đau đầu, sau vài ngày ban xuất hiện
– Ban mọc ở ngoại vi – vào trung tâm, ở dạng mày đay, nốt phỏng, dát sẩn, xuất huyết.
– Sốt cao kèm phù chi, thâm nhiễm phổi dạng kẽ, viêm gan, tràn dịch màng phổi.
– Không lây, không phân lập được virus sởi.
5.2. Sởi theo cơ địa:
a) Sởi ở cơ thể rối loạn miễn dịch
– Cơ thể rối loạn miễn dịch:
+ Thiếu hụt miễn dịch tế bào bẩm sinh.
+ Bị bệnh ác tính.
+ Đang điều trị ức chế miễn dịch.
+ HIV.
– Sởi có thể không kèm phát ban.
– Dễ mắc bệnh nặng,tử vong, biến chứng nặng: Viêm phổi, viêm não, HIV sang AIDS nhanh.
b) Sởi người lớn:
– Nặng hơn trẻ nhỏ
– Ban nhiều hơn, dày hơn
– Bội nhiễm vi khuẩn hay gặp: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi
c) Sởi ở trẻ suy dinh dưỡng:
– Sốt không cao
– Viêm long không đặc hiệu
– Ban mọc thưa, nhạt, không theo thứ tự
– Để muộn có thể biến chứng phế quản phế viêm, lao toàn thể.
6. BIẾN CHỨNG
6.1. Tai mũi họng:
– Viêm tai giữa
+ Biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ thứ hai sau viêm phổi
+ Sốt cao, co giật, ỉa chảy
+ Chảy mủ một bên hoặc hai bên, có thể thủng màng nhĩ nếu điều trị muộn
– Viêm thanh quản:
+ Tiên lượng nặng do suy giảm miễn dịch sau sởi.
+ Khó thở thanh quản + sốt cao sau khi sởi bay.
+ Soi thanh quản: phù nề, đôi khi có giả mạc.
6.2. Hô hấp:
– Viêm phế quản: ho, sốt cao, phổi có rales phế quản.
– Viêm phổi: sốt cao, phổi có ralé ẩm, XQ phổi: mờ rải rác 2 phế trường.
+ Viêm phổi thùy: sốt ho đau ngực đám mờ hình tam giác, rale ẩm nhỏ hạt.
+ Viêm phổi kẽ: nốt mờ tẩp trung ở rốn phổi,rải rác 2 bên.. ho khan.
6.3. Thần kinh trung ương
– Viêm não:
+ Do tổn thương chất trắng, myelin
+ Sốt, ngủ gà, hôn mê.
+ 10% tử vong, sống sót thường để lại di chứng.
– Viêm não xơ hóa bán cấp:
+ Biểu hiện mãn tính kéo dài.
+ Hay gặp ở trẻ < 2 tuổi bị mắc sởi.
6.4. Tiêu hóa:
– Viêm loét hoại tử niêm mạc miệng họng
+ Do không vệ sinh sạch niêm mạc miệng họng
+ Sốt cao, tình trạng, loét hoại tử niệm mạc miệng môi, má, hơi thở hôi thối, rối loạn tiêu hóa
– Tưa miệng do nhiễm nấm
– Viêm ruột kéo dài dẫn đến ỉa chảy, viêm dạ dày
– Viêm gan, viêm ruột thừa, viêm hồi tràng, viêm hạch mạc treo
6.5. Sởi ác tính
– Tiến triển nhanh dẫn đến tử vong
– Suy hô hấp cấp, tổn thương thần kinh, rối loạn đông máu
7. Chẩn đoán:
7.1. Chẩn đoán xác định:
– Chủ yếu dựa vào lâm sàng: sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm long mắt, tiêu hóa, phát ban dạng dát toàn thân.
– Chẩn đoán chắc chắn khi có bằng chứng của virus trong dịch tiết thanh quản bằng pp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trong 5 ngày đầu
– Huyết thanh chẩn đoán: Tăng động lực kháng thể ở 2 lần lấy máu cách nhau 10 ngày hoặc có mặt IgM đặc hiệu trong giai đoạn đầu của bệnh
7.2. Chẩn đoán phân biệt:
7.2.1. Ban tinh hồng nhiệt (liên cầu nhóm A):
– Đau họng, ban dày ko có khoảng xen kẽ da lành ở các nếp gấp
– Viêm lưỡi tiến triển, bong da đầu chi
7.2.2. Ban sởi Đức (Rubella):
– Lâm sàng:
+ Ban dạng sởi hai pha
+ Nổi hạch cổ sau
+ Đau khớp.
– Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh: có mặt khagns thể type IgM
7.2.3. Nhiễm trùng tiên phát virus Epstein Barr:
– Phát ban tự nhiên hoặc sau dùng nhóm Amino-Penicillin
– Sốt, mệt, đau họng, nổi hạch toàn thân, lách to.
– Chẩn đoán xác định dựa vào phản ứng huyết thanh.
7.2.4. Ban dị ứng thuốc: Tiền sử, ban kèm ngứa, giảm khi ngừng thuốc
7.2.5. Ban do các virus đường ruột:
– Echo virus, coxsackie virus.
– Ban dạng rubeole.
– Ban kèm ỉa lỏng, đau đầu, đau cơ, đôi khi VMN nước trong.
8. Điều trị:
– Với sởi thông thường: không cần điều trị đặc hiệu, dùng hạ sốt khi cần thiết (không dùng Aspirin cho trẻ nhỏ vì có thể gây hội chứng Reye).
– Nếu bội nhiễm dùng kháng sinh: cephalosporin, amoxicillin + a. clavulanic
– Vitamin A vì sởi làm giảm Vit A và gây khô mắt, mù.
+ Dùng vit A hỗ trợ với:
- Trẻ 6 tháng – 2 tuổi bị sởi hoặc biến chứng sởi
- Bị sởi kèm suy giảm miễn dịch
- Bị sởi ở vùng có vấn đề thiếu hụt Vit A
+ Liều vit A:
- Trẻ 0 – 6 tháng: 50.000 UI.
- Trẻ 7 – 12 tháng: 100.000 UI.
- Trẻ > 1 tuổi: 200.000 UI
9. Phòng bệnh:
9.1. Không đặc hiệu:
– Phát hiện sớm ở thời kỳ khởi phát để tránh lây ra cộng đồng & điều trị sớm để tránh biến chứng.
– Phòng sau khi tiếp xúc với sởi:
+ Trẻ < 5 tháng: không cần tiêm globulin miễn dịch vì còn kháng thể của mẹ truyền.
+ Trẻ 5 – 8 tháng: tiêm globulin miễn dịch.
+ Trẻ > 9 tháng:
- Tiếp xúc < 3 ngày –> tiêm vaccin.
- Tiếp xúc > 3 ngày –> tiêm globulin miễn dịch, liều 0,3 ml/kg
9.2. Phòng bệnh đặc hiệu:
– Tiêm vaccin sống giảm động lực, liều duy nhất, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
+ Chỉ định:
- Trẻ > 12 tháng, trẻ lớn chưa được tiêm phòng trong độ tuổi tới trường.
- Người chưa được tiêm phòng ở vùng dịch tễ.
+ Chống chỉ định:
- Người bị suy giảm miễn dịch.
- Phụ nữ có thai.