CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TIM MẠCH

TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TIM MẠCH

Câu 1: Đối với các buồng tim phương pháp chẩn đoán tiện lợi nhất là:
A.    Chụp cắt lớp nhấp nháy đồng vị phóng xạ (PET,SPECT).
B.    Chụp cắt lớp vi tính.
C.    Chụp cộng hưởng từ.
D.    Siêu âm Doppler màu.
E.    Chụp buồng tim mạch máu số hóa xóa nền.

Câu 2: Trong kỹ thuật cổ điển tư thế chụp sau đây cho thấy nhiều buồng tim nhất:
A.    Tư thế chếch sau phải.
B.    Tư thế chếch trước phải .
C.    Tư thế chếch trước trái.
D.    Tư thế nghiêng.
E.    Tư thế thẳng.

Câu 3: Đường kính lớn nhất của tim là:
A.    Đường kính thẳng.
B.    Đường kính ngang.
C.    Đường kính dọc.  
D.    Đường kính chéo.
E.    Đường kính đáy.

Câu 4: Các đường kính của tim có đặc điểm:
A.    Thay đổi tùy theo giới.
B.    Thay đổi tùy theo huyết áp.
C.    Thay đổi tùy theo người .
D.    Thay đổi tùy theo tuổi.
E.    Thay đổi tùy theo tư thế

Câu 5: Khi có tràn khí màng phổi lượng nhiều:
A.    Bóng tim bị biến dạng.  
B.    Bóng tim bị đẩy.
C.    Bóng tim thay đổi tương quan.

D.    Bóng tim bị kéo.
E.    Bóng tim không thay đổi tương quan.

Câu 6: Bóng tim nhỏ khi:
A.    Khí thũng phổi.
B.    Cơ hoành hạ thấp.
C.    Lồng ngực dài.
D.    Bóng tim có hình giọt nước.
E.    Tất cả đều đúng.

Câu 7: Bóng tim to không bệnh lý trong trường hợp:
A.    Cơ tim bị thiếu dưỡng.
B.    Cơ tim bị nhiễm độc.
C.    Cơ tim tăng hoạt mà không bị thiểu dưỡng.
D.    Cơ tim giảm hoạt mà không bị thiểu dưỡng.

E.    Tất cả đều không đúng.

Câu 8: Trong bệnh hen phế quản bóng tim có thể:
A.    Nhỏ .
B.    To toàn bộ.
C.    Tim phải to.
D.    Tim trái to.
E.    Bình thường.

Câu 9: Ở bệnh nhân có u trung thất tim thường:
A.    Thất trái to.
B.    Thất phải to.
C.    Bị thay đổi tùy theo vị trí u .
D.    Không thay đổi bất kỳ vị trí nào của u.
E.    Tất cả đều sai.

Câu 10: Bệnh nhân bị bệnh bạch hầu, bóng tim có thể:
A.    To do tràn dịch màng tim.
B.    To do bệnh lý cơ tim.
C.    To do nhiễm độc cơ tim.  
D.    Nhỏ do bị teo cơ tim.
E.    Tất cả đều đúng

Câu 11: Tim to từng buồng khi ở giai đoạn đầu của:
A.    Bệnh van tim.
B.    Bệnh thiếu máu cơ tim.
C.    Bệnh cơ tim phì đại.
D.    Bệnh phổi nhiễm trùng.
E.    Cường giáp.

Câu 12: Thất phải thấy rõ nhất trên tư thế:
A.    Thẳng.
B.    Nghiêng trái.  
C.    Nghiêng phải
D.    Chếch trước phải.
E.    Chếch trước trái.

Câu 13: Quai động mạch chủ thấy rõ nhất trên tư thế:
A.    Nghiêng trái
B.    Nghiêng phải
C.    Chếch trước trái  
D.    Chếch trước phải.
E.    Thẳng

Câu 14: Thất trái thấy rõ nhất trên tư thế:
A.    Thẳng.
B.    Nghiêng trái.  
C.    Nghiêng phải
D.    Chếch trước phải.
E.    Chếch trước trái.

Câu 15: Thất trái to thường gặp nhất trong trường hợp:
A.    Hẹp van hai lá.
B.    Hở van hai lá.
C.    Hẹp van động mạch chủ.
D.    Hở van động mạch chủ.
E.    Hẹp hở van động mạch chủ .

Câu 16: Hình ảnh X quang của thất trái to là:
A.    Tăng đường kính L.
B.    Tăng đường kính H.
C.    Tăng đường kính mD.
D.    Tăng đường kính mG.
E.    Tăng đường kính L+ mG, mỏm tim chìm dưới cơ hoành.  

Câu 17: Cung dưới trái hình tròn là biểu hiện của:
A.    Dày giãn thất phải.

B.    Dày giãn thất trái.  
C.    Dày thất phải.
D.    Dày thất trái.
E.    Phì đại thất phải.

Câu 18: Trong bệnh hẹp van hai lá có thể thường thấy:
A.    Cung dưới trái nỗi.
B.    Cung dưới phải nỗi
C.    Chèn đẩy thực quản ở 1/3 dưới.
D.    Bờ trái có hình 4 cung và phổi hai bên sung huyết .
E.    Tất cả đều sai.

Câu 19: Đường Kerley B là biểu hiện của:
A.    Ứ trệ tuần hoàn ngoại vi.
B.    Sung huyết động mạch phổi.
C.    Phù tổ chức kẽ của các vách liên tiểu thùy.
D.    Ứ trệ tuần hoàn phổi.
E.    Suy tim phải.

Câu 20: Đám mờ hình “tủa bông” ở đáy phổi có thể thấy trong:
A.    Bệnh hẹp động mạch phổi.
B.    Bệnh van động mạch phổi.
C.    Bệnh van hai lá.  
D.    Bệnh van ba lá.
E.    Bệnh van động mạch chủ

Câu 21: Bóng tim ”hình hia” thường gặp nhất trong:
A.    Hẹp động mạch phổi.
B.    Tứ chứng Fallot.
C.    Tam chứng Fallot.
D.    Tim phải to.  
E.    Tim trái to.

Câu 22: Hình ảnh mờ cửa sổ chủ phổi gặp trong:
A.    Bệnh lý tim phải.
B.    Bệnh lý tim trái.
C.    Bệnh lý động mạch chủ.
D.    Giãn thân động mạch phổi .
E.    Bệnh lý động mạch phổi.

Câu 23: Rối loạn tưới máu phổi thường thấy trong:
A.    Hẹp động mạch phổi.
B.    Hẹp van hai lá.
C.    Bệnh tim bẩm sinh có shunt trái-phải.
D.    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
E.    Tất cả đều có thể.  

Câu 24: Hình “nhát rìu” là do:
A.    Cung giữa trái lõm.
B.    Cung dưới trái nỗi.
C.    Nút động mạch chủ nổi.

D.    Nút động mạch chủ mất
E.    Tất cả đều sai.

Câu 25: Trong bệnh hẹp van hai lá sẽ dẫn đến:
A.    Rối loạn tưới máu phổi.
B.    Phân bố lại tưới máu phổi.
C.    Ứ trệ tuần hoàn phổi.
D.    Rối loạn tưới máu phổi tùy giai đoạn.
E.    Giãn thân động mạch phổi.

Câu 26: Hình ảnh gợi ý tràn dịch màng ngoài tim trên phim X quang là:
A.    Bóng tim to hình tam giác.
B.    Bóng tim không đập.
C.    Bóng tim to tương phản với không thay đổi mạch rốn phổi.
D.    Bóng tim to tương xứng với thay đổi mạch rốn phổi.
E.    Bóng tim bị biến dạng

Câu 27: Trong bệnh lý tâm phế mạn ta thường thấy:
A.    Tim trái to.
B.    Tim phải to.       
C.    Tim to toàn bộ.
D.    Động mạch phổi giãn và nhĩ trái to.
E.  Động mạch chủ giãn và thất trái lớn.

Câu 28: Cơ chế ứ trệ tuần hoàn phổi trong hẹp van hai lá là tăng áp mạch phổi:
A.    Hậu mao mạch hoặc hỗn hợp.
B.    Tiền mao mạch.
C.    Tăng tưới máu.
D.    Tất cả đều đúng.
E.    Tất cả đều sai.

Câu 29: Dấu hiệu gợi ý của hẹp eo động mạch chủ là:
A.    Hình ngấn lõm ở quai động mạch chủ
B.    Thất trái to
C.    Hình khuyết bờ dưới xương sườn
D.    Tăng huyết áp chi trên và giảm huyết áp chi dưới trên lâm sàng.
E.    Tất cả đều đúng.

Câu 30: Phình động mạch chủ có thể gặp ở:
A.    Đoạn ngực lên.
B.    Đoạn ngang.
C.    Đoạn ngực xuống.
D.    Đoạn bụng.
E.    Tất cả các đoạn.

Câu 31: Phương pháp CĐHA tốt nhất hiện nay trong chẩn đoán phình động mạch chủ là:
A.    Siêu âm đen-trắng.
B.    Siêu âm Doppler màu.
C.    Chụp mạch máu
D.    Chụp cắt lớp vi tính nhiều lát cắt
E.    Chụp cộng hưởng từ

Câu 32: Ba hội chứng kinh điển của rối loạn tưới máu phổi gặp trong bệnh tim là:
A.    Tăng tưới máu, giảm tưới máu, tăng cung lượng
B.    Tăng tưới máu, giảm tưới máu, tăng sức cản
C.    Tăng áp động mạch phổi tiền mao mạch, hậu mao mạch, tăng sức cản
D.    Tăng độ cản quang, giảm độ cản quang, rối loạn phân bố tưới máu
E.    Tăng độ cản quang, giảm độ cản quang, ứ trệ tuần hoàn

Câu 33: Tăng lưu lượng máu qua phổi có thể thấy:
A.    Phổi mờ, rốn phổi giãn, phân bố tưới máu bình thường
B.    Tăng khẩu kính các nhánh động mạch phổi, rốn phổi giãn, phân bố lại tưới máu
C.    Phổi sáng, rốn phổi giãn, phân bố lại tưới máu
D.    Ứ trệ ở đáy phổi
E.    Động mạch phổi giãn và nhĩ trái to

Câu 34: Giảm lưu lượng máu qua phổi có thể thấy:
A.    Rốn phổi nhỏ, mạch phổi thưa, phổi sáng  
B.    Phổi bình thường, mạch phổi thưa
C.  
 Phân bố lại tưới máu
D.    Phổi có những đám sáng bất thường
E.    Phổi quá sáng, giãn phế nang.

Câu 35: Tăng lưu lượng máu qua phổi thường gặp trong các trường hợp sau:
A.    Hở động mạch chủ, hở van hai lá
B.    Các bệnh tim có shunt trái-phải như còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất
C.    Hở động mạch phổi, tứ chứng Fallot
D.    Bệnh phổi nhiễm trùng, khối u tân sinh ở phổi
E.    Truyền dịch

Câu 36: Giảm lưu lượng máu qua phổi thường gặp trong trường hợp sau:
A.    Thông liên nhĩ
B.    Thông liên thất
C.    Hẹp động mạch chủ
D.    Hở van động mạch phổi
E.    Hẹp động mạch phổi

Câu 37: Tăng áp lực tiền mao mạch phổi là:
A.    Tăng áp  động mạch phổi do bệnh phổi mạn tính
B.    Tăng áp  động mạch phổi do hở van động mạch phổi
C.    Tăng áp  động mạch phổi do hẹp van hai lá
D.    Tăng áp  động mạch phổi do shunt trái-phải
E.    Tăng áp  động mạch phổi do u chèn

Câu 38: Tim hình “đầu voi” thường gợi ý giai đoạn muộn của bệnh:
A.    Thông liên nhĩ
B.    Thông liên thất
C.    Hẹp động mạch phổi
D.    Còn ống động mạch  
E.    Hẹp van hai lá

Câu 39: Bờ trái có hình 4 cung có nghĩa là;
A.  Nút động mạch chủ nổi rõ
B.  Thân động mạch phổi nổi rõ
C.  Rốn phổi giãn lớn
D.  Mỏm tim nâng cao
E.  Xuất hiện cung của tiểu nhĩ trái hoặc nhĩ trái và cung động mạch phổi nổi

Câu 40: Trong bệnh hẹp van hai lá buồng tim nào bị ảnh hưởng trước tiên
A.  Nhĩ phải
B.  Thất phải
C.  Nhĩ trái  
D.  Thất trái
E.  Tất cả các buồng tim

Câu hỏi đúng:sai

Câu 41: Hiện nay các kỹ thuật hình ảnh học tiến bộ như siêu âm Doppler màu, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp mạch giữ vai trò chủ đạo trong khảo sát tim mạch. Phim X quang tim-phổi không còn cần thiết nữa để đánh giá một bệnh tim nào đó.
A.  Đúng
B.  Sai

Câu 42: Các bệnh tim bẩm sinh hoặc mắc phải khi đã có biểu hiện bất thường trên
phim tim-phổi thì thường đã ở giai đoạn muộn của bệnh.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 43: Có thể dựa vào một vài hình ảnh bóng tim bất thường “có tính chất đặc hiệu”
trên một phim tim-phổi để xác định chẩn đoán một bệnh tim nào đó.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 44: Bóng tim “hình hia” có nghĩa là tứ chứng Fallot.
A.  Đúng
B.  Sai

Câu 45: Bóng tim “hình đầu voi” luôn luôn gặp trong còn ống động mạch.
A.  Đúng
B.  Sai

Câu 46: Với sự có mặt của siêu âm, cắt lớp vi tính…thì phim tim-phổi tư thế nghiêng (với thực quản cản quang) và các tư thế chếch hầu như không còn được chỉ định nữa để đánh giá các buồng tim và mạch máu lớn, trong khi tư thế thẳng vẫn cần thiết.

A.  Đúng  B.  Sai

Câu 47: Trong trường hợp bóng tim to toàn bộ trên phim X quang, chỉ cần dựa vào biểu hiện rối loạn tưới máu phổi kèm theo hay không cũng đủ để phân biệt giữa suy
tim và tràn dịch màng ngoài tim.
A.  Đúng
B.  Sai

Câu 48: Có thể phân biệt được giữa hẹp đơn thuần,hoặc hở đơn thuần, hoặc hẹp hở phối hợp, của van hai lá  đơn thuần, hoặc của van động mạch chủ đơn thuần, hoặc của cả hai van phối hợp, bằng cách phân tích một cách tỉ mỉ các biểu hiện gián tiếp trên phim X quang tim-phổi.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 49: Siêu âm tim là rất nhạy và rất đặc hiệu đối với tràn dịch màng ngoài tim, không thể nào nhầm lẫn được.
A.  Đúng
B.  Sai

Câu 50: Phình động mạch chủ ngực khó phân biệt với khối u trung thất trên phim X quang, khi nghi ngờ cần phải chỉ định chụp cắt lớp vi tính, hoặc chụp cộng hưởng từ hoặc chụp mạch.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 51: Hiện nay, siêu âm tim và đặc biệt siêu âm tim gắng sức, kết hợp với điện tim, là phương pháp hữu hiệu và tiện lợi nhất để tầm soát (screening) bệnh mạch vành.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 52: Sự phát triển của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính nhiều lát cắt (multislice) hiện
nay đã giảm bớt chỉ định nhưng không thay thế được chụp động mạch vành.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 53: Siêu âm qua thực quản giúp nghiên cứu tốt và được chỉ định rộng rãi trong tất cả các trường hợp có phình động mạch chủ ngực đoạn xuống.
A.  Đúng
B.  Sai

Câu 54: Trong khảo sát phình động mạch, cộng hưởng từ không đánh giá được vôi hoá thành mạch.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 55: Trong khảo sát phình động mạch, chụp mạch máu khó phát hiện huyết khối bám hoặc trong thành mạch, xơ hoá   quanh túi phình và có thể âm tính giả hoặc dương tính giả khi có bóc tách.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 56: Cắt lớp vi tính đặc biệt thế hệ nhiều lát cắt có thể khắc phục được một số hạn chế của cộng hưởng từ và của chụp mạch máu nên hiện nay là kỹ thuật ưu việt nhất trong khảo sát phình động mạch chủ.
A.  Đúng  B.  Sai

Câu 57: Các phình mạch thường có huyết khối bám thành làm cho thăm khám chụp mạch đôi khi nhầm lẫn.   dung

Câu 58: Các giả phình mạch là nguyên phát hoặc thứ phát.

Câu 59: Phình mạch bóc tách thực sự là sự bóc tách của thành túi phình thường do
xơ vữa.

Câu 60: Trong khảo sát phình động mạch chủ ngực, siêu âm có thể khảo sát tốt vùng xoang Valsalva – gốc, đoạn lên và quai động mạch chủ. Siêu âm qua thực quản giúp nghiên cứu tốt đoạn xuống, tuy nhiên không phải là không có tai biến.

Câu 61: Trường hợp động mạch ngoằn ngoèo (thường gặp ở người già) hình ảnh có thể nhầm với túi phình động mạch.

Câu 62: Kích thước của túi phình trong chụp mạch thường được đánh giá nhỏ hơn so
với thực tế do có lớp huyết khối bám thành.dung

Câu 63: Không có dấu hiệu nào gợi ý huyết khối bám thành trong chụp mạch.sai  Câu 64: Bóc tách động mạch là bóc lớp nội mạc, máu sẽ chảy vào giữa lớp nội mạc và
trung mạc tạo thành hình hai lòng (lòng thật và lòng giả). Từ điểm vào bóc tách sẽ
lan rộng theo chiều dòng chảy, chứ không lan theo chiều ngược lại.

Câu 65: Can thiệp mạch là các thủ thuật can thiệp theo đường mạch máu nhằm tái tạo dòng chảy hoặc làm ngừng dòng chảy động mạch hay tĩnh mạch.dung  

Câu hỏi trả lời ngắn hoặc điền vào chỗ trống các từ thích hợp

Câu 66: Phim X quang tim-phổi được chỉ định trong một bệnh tim với lý do:

Câu 67: Siêu âm là một kỹ thuật.NHAY NHAT.????????…nhất và được chỉ định.NHIEU….nhất trong khảo sát hình ảnh học tim

Câu 68: Hai kỹ thuật hình ảnh học tốt nhất hiện nay trong khảo sát và đánh giá
thương tổn động mạch vành để có thái độ xử trí đúng đắn là:

Câu 69: Đường Kerley B có vị trí ở.DAY VA GOC SUON HOANH….. và…HAY GAP NHAT… nhất.

Câu 70: Bóng tim to toàn bộ trên phim X quang có hai trường hợp thường gặp nhất cần phải phân biệt là:

Câu 71: Trên phim tim-phổi thẳng ở trẻ còn bú, bóng tim-trung thất bình thường có thể có nhiều…… khác nhau, dễ nhầm với bất thường, là do……tạo nên.

Câu 72: Kể tên các trường hợp có thể gặp của vôi hoá trong khối tim.

Câu 73: Hai giai đoạn của thất trái to bệnh lý  (trong tăng huyết áp, hẹp động mạch chủ…):

Câu 74: Kể tên hai trường hợp có thể làm hạn chế sự khảo sát tim trên siêu âm qua thành ngực

Câu 75: Ảnh hưởng huyết động theo thứ tự trong bệnh hẹp van hai lá.

Câu 76: Trong bệnh hẹp van hai lá, siêu âm đánh giá chính xác mức độ thương tổn bệnh học của van và ảnh hưởng huyết động của nó. Không bao giờ quên tìm……trong nhĩ trái.

Câu 77: Tứ chứng Fallot gồm:

Câu 78: Rối loạn huyết động trong bệnh hẹp eo động mạch chủ. Câu 79: Rối loạn huyết động trong thông liên thất.

Câu 80: Rối loạn huyết động trong thông liên nhĩ.

Câu 81: Ống động mạch có ở thời kỳ……và……sau khi sinh, sau đó sẽ đóng kín lại và biến thành……

Câu hỏi tình huống

Câu 82: Một bệnh nhân bị sốt, xuất hiện khó thở, chụp phim tim-phổi thẳng phát hiện bóng tim to toàn bộ trong khi phổi bình thường.
A. Nghĩ đến bệnh nào có khả năng nhất ?
B.  Chỉ định hình ảnh học nào được ưu tiên nhất sau đó ?

Câu 83: Một sản phụ chuyển dạ vào viện, tiền sử tim mạch không có gì đặc biệt, nghe tim phát hiện tiếng tim có vẻ bất thường (tiếng thổi, T1 đanh,…):
A.  Điện tim và siêu âm tim cần phải được chỉ định ngay.
B.  Theo dõi chuyển dạ, nếu tiến triển tốt thì có thể chờ sinh xong rồi mới chỉ định điện tim và siêu âm tim.

Câu 84: Một bệnh nhân trẻ vào viện với sốt, nhiễm trùng rõ, có nhọt ngoài da (có thể đã lành sẹo chưa lâu), nghe tim có tiếng thổi.
A.  Khả năng nào ưu tiên nghĩ đến ?
B.  Các xét nghiệm nào cần được chỉ định ?

Câu 85: Trên siêu âm tim phát hiện tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều và có biểu hiện chèn ép tim cấp.
A. Tiếp tục khảo sát siêu âm tim một cách toàn diện và tỉ mỉ, nếu cần cho các chỉ định khác để tìm nguyên nhân cũng như thương tổn phối hợp.
B. Ưu tiên xử lý chèn ép tim trước.

Câu 86: Trong trường hợp khó phân biệt tràn dịch màng ngoài tim với lớp mỡ trước tim trên  siêu âm (đều có viền giảm hồi âm). Chọc dò để phân biệt.
A.  Cần được chỉ định.
B.  Không được chỉ định
C.  Chỉ định nào có thể.

Câu 87: Trong bệnh hẹp van hai lá có rung nhĩ, siêu âm tim qua thành ngực nghi ngờ huyết khối trong tiểu nhĩ trái.
A.  Cần điều trị chống đông ngay vì không thể khảo sát được tiểu nhĩ trái. B.  Cần tìm huyết khối tiểu nhĩ trái bằng…

Câu 88:  Một bệnh nhân bị ung thư thận phải đã được xác định, chỉ định siêu âm tim trước mổ, ngoài khảo sát thường quy, cần phải chú ý đến…

Câu 89: Một bệnh nhân cấp cứu đa chấn thương do tai nạn giao thông trên xa lộ, vào viện có dấu hiệu choáng giảm thể tích tuần hoàn, có biểu hiện chấn thương ngực kín nổi bật, phim X quang lồng ngực thẳng cấp cứu tại phòng hồi sức phát hiện trung thất trên mở rộng và nút động mạch chủ bị xóa…
A.  Phải nghĩ đến thương tổn chấn thương nào trước tiên nhất.
B.  1) Cần tiếp tục hồi sức chống choáng, yêu cầu siêu âm ngực-bụng cấp cứu tại phòng hồi sức. Chờ cho ổn định huyết động rồi sẽ có những chỉ định tiếp theo. 2) Phải chuyển đến chụp cắt lớp vi tính ngay trong khi vẫn tiếp tục hồi sức, nhằm đánh giá nhanh chóng và toàn diện các chấn thương, đặc biệt chấn thương ngực để nhanh chóng đưa ra quyết định xử trí đúng đắn.
C.  Nếu phim X quang lồng ngực không rõ các dấu hiệu trên, thì chụp cắt lớp vi tính ngực:   1) Có thể chậm trễ.
2) Vẫn không được chậm trễ.
D.  Có trường hợp nào chuyển thẳng đến chụp cắt lớp vi tính  ngay để khỏi phải mất thời gian ?

 

1 thought on “CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TIM MẠCH”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm