– Khái quát lại hình ảnh tổng quan về các động mạch cảnh ( hình vẽ )
1. Nguyên uỷ: tách ra từ xoang cảnh của động mạch cảnh chung, ngang mức bờ trên sụn giáp.
2. Đường đi và tận cùng: từ nguyên uỷ động mạch đi chếch lên trên và ra ngoài. Lúc đầu đi ở phần trên vùng cổ. Sau đó bắt chéo mặt sau cơ 2 bụng, đi vào vùng mang tai. Trong vùng mang tai, động mạch lúc đầu đi ở mặt trong rồi đi vào trong mô tuyến. Tới sau cổ lồi cầu xương hàm dưới, động mạch cảnh ngoài chia 2 nhánh tận : động mạch hàm trên, và động mạch thái dương nông.
3. Liên quan : Bụng sau cơ hai bụng bắt chéo qua động mạch chia nó thành 2 đoạn liên quan :
1) Đoạn dưới bụng sau cơ 2 bụng : Động mạch cảnh ngoài ở trong tam giác cảnh cùng với đoạn đầu động mạch cảnh trong và đoạn cuối động mạch cảnh chung.
– Tam giác cảnh có 3 đoạn là : Cạnh sau : Bờ trước cơ ức đòn chũm, Cạnh trước trên : Bụng sau cơ 2 bụng, Cạnh trước dưới : Bụng trên cơ vai móng. ở gần nguyên uỷ, động mạch cảnh ngoài nằm ở trước hơn và trong hơn so với động mạch cảnh trong.
–
2) Đoạn trên bụng sau cơ 2 bụng :Lúc đầu động mạch cảnh ngoài nằm ở mặt trong tuyến mang tai sau đó chui vào trong tuyến.
– Trước khi chạy vào trong tuyến mang tai : Động mạch cảnh ngoài nằm giữa 2 thành phần : thành bên hầu ở phía trong và tuyến mang tai ở phía ngoài. Lúc này động mạch cảnh ngoài được ngăn cách với động mạch cảnh trong ở phía sau bởi các thành phần : Mỏm trâm, các cơ trâm, thần kinh IX, nhánh thanh quản của thần kinh X.
– ở trong tuyến mang tai : Động mạch là phần sâu nhất, tiếp đến là tĩnh mạch sau hàm dưới và các nhánh nguyên uỷ của nó. ở nông nhất là các nhánh của thần kinh mặt.
4. Nhánh bên :
1) Tách ở mặt trước :
– Động mạch giáp trên.
– Động mạch lưỡi.
– Động mạch mặt.
2) Tách ở mặt sau :
– Động mạch chẩm.
– Động mạch tai sau.
3) Tách ở mặt trong : Đông mạch hầu lên.
1 thought on “Động Mạch Cảnh Ngoài”