Phán đoán nguồn gốc và nguyên nhân nước tiểu có máu (huyết niệu) như thế nào?
Thông thường trên 95% trường hợp nước tiểu có máu là do bản thân hệ thông tiết niệu bị bệnh gây ra, 80% là do tiểu cầu thận bị bệnh, bị viêm nhiễm (bao gồm cả lao) và u hệ thông tiết niệu gây ra. Ở thanh thiếu niên, nước tiểu có máu thường gặp ở trường hợp viêm nhiễm hệ tiết niệu, bệnh tiểu cẫu thận, đường dẫn nước tiểu dị hình tiên thiên và chứng nước tiểu nhiều canxi. ở trung niên thường gặp ở các trường hợp viêm sỏi đường dẫn nước tiểu, u bàng quang. Ở nam giới 40 – 60 tuổi hay gặp ở các trường hợp u bàng quang, u thận hoặc ông dẫn nước tiểu. Ở phụ nữ 40 – 60 tuổi hay gặp ở trường hợp viêm sỏi đường dẫn nước tiểu. Vói người trên 60 tuổi. Nam giói hay gặp ỏ bệnh to tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến, viêm đường dân nước tiểu. Phụ nữ hay gặp ở bệnh viêm đường dẫn nước tiểu, u ở thận hoặc bàng quang.
Sau khi phát hiện nước tiểu có máu, có thể dùng hai thực nghiệm thô dưói đây để phân biệt nguồn gốc nưóc tiểu có máu:
a) Thí nghiệm 3 cốc nước tiểu, tức là chia toàn bộ quá trình đi tiểu làm 3 đoạn, đựng vào 3 cốc nhỏ, nếu cốc đầu có máu cho biết niệu đạo bị bệnh, cốc giữa có máu cho biết ống dẫn nước tiểu và thận có bệnh, cốc cuối có máu cho biết vùng tam giác của bàng quang có bệnh.
b) Quan sát hình thái tế bào hồng cầu trong nước tiểu: dùng kính hiển vi để quan sát, khi hình thái của hồng cầu đa sổ” bình thường, cho biết những hồng cầu này có nguồn gốc ở các bộ phận dưói thận, gọi là nước tiểu có máu nguyên tính phi tiểu cầu thận. Khi hồng cầu trong nước tiểu đa sô’ bị biến hình, cho biết những hồng cầu này bắt nguồn ỏ tiểu cầu thận, nên gọi là nước tiểu có máu nguyên tính tiểu cầu thận.
Nước tiểu có máu – một số lưu ý
Ngoài ra việc xác định nguyên nhân còn phải kết hợp với những kiểm tra nước tiểu theo qui định thông thường và xem chứng trạng kèm theo, soi siêu âm, chụp X quang hệ tiết niệu, soi bàng quang, chụp cắt lốp và chụp ảnh mạch máu thận, thậm chí phải kết hợp với kết quả xem thận trực tiếp để phán đoán.
Đối với những bệnh nhân nước tiểu có máu mà nguyên nhân không rõ ràng, nên tiến hành quan sát định kì. Vì nước tiểu có máu có thể là biểu hiện sớm nhất của một loại bệnh thận nghiêm trọng nào đó, sau một thời gian quan sát, bệnh biến phát triển thêm mới có thể bộc lộ bản chất của bệnh. Nước tiếu có máu, nguyên nhân không rõ, đặc biệt những người trên 50 tuổi, phải rất chú ý vì có khả năng bị u ỏ thận, cứ nửa năm phải đi kiểm tra nưốc tiểu và tế bào trong nước tiểu một lần, mỗi năm phải chụp ảnh tĩnh mạch thận, soi bàng quang mọt lần. Nếu liên tục thấy nước tiểu có máu thì phải theo dõi liên tục ba năm trỏ lên. Có một số trường hợp có thể hiện tượng nước tiểu có máu tự khỏi, sau khi tự khỏi vẫn phải theo dõi thêm một năm nữa.
Chẩn đoán nguyên nhân nước tiểu có máu
Để chẩn đoán nguyên nhân, vị trí gây nên tình trạng nước tiểu có máu thì cần hỏi bệnh, khám lâm sàng kỹ lưỡng. Ngoài ra bệnh nhân có thể được làm một số cận lâm sàng khác như:
- Tổng phân tích nước tiểu để khẳng định có hồng cầu trong nước tiểu thực sự
- Siêu âm hệ tiết niệu, x-quang hệ tiết niệu để tìm nguyên nhân gây tiểu máu như sỏi tiết niệu
- Chụp CLVT hệ tiết niệu để xác định các nguyên nhân như u thận, u bàng quang, u niệu quản… gây nên tình trạng nước tiểu có máu
- Nội soi bàng quang chẩn đoán để xem máu trong nước tiểu là do từ thận niệu quản xuống hay từ bàng quang, từ niệu đạo
- Một số trường hợp khó, bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi niệu đạo – bàng quang – niệu quản – thận bằng ống mềm để chẩn đoán nguyên nhân tiểu máu
Nước tiểu có máu – một số nguyên nhân hay gặp
- Tiểu máu kèm đau tức vùng hông lưng với tính chất từng cơn, đau sau vận động mạnh… thì có thể là tiểu máu do sỏi tiết niệu
- Tiểu máu kèm tiểu buốt rắt, tiểu nhiều lần… có thể nghĩ tới tiểu máu do nguyên nhân viêm, nhiễm trùng đường tiểu
- Tiểu máu ở nam giới lớn tuổi kèm theo tiểu khó, tiểu đêm… cần nghĩ tới nguyên nhân do u phì đại tuyến tiền liệt
- Nước tiểu có máu với tính chất tự nhiên, tự cầm, tái diễn… đặc biệt là ở người bệnh có thói quen hút thuốc nhiều thì cần nghĩ tới u bàng quang…
- Đái máu ở bệnh nhân có chấn thương, va đập vào vùng hông lưng… cần phải nghĩ tới nguyên nhân chấn thương thận, chấn thương bàng quang…
- Đái máu ở người bệnh có xạ trị… cần nghĩ tới do viêm bàng quang mạn, viêm do xạ trị
- Nước tiểu có máu ở người bệnh có dùng thuốc chống đông máu… cần nghĩ tới nguyên nhân có rối loạn đông máu…
Xem thêm: Tiếp cận chẩn đoán đái máu