– Hệ giao cảm( S) và phó giao cảm( S’ ) đều thuộc hệ thần kinh thực vật, nó chi phối tự động:
• Vận động: cơ trơn ( tạng, mạch máu), cơ tim, tuyến.
• Cảm giác các tạng trong cơ thể
– Hệ S và S’ đều có tác dụng điều hòa hoạt động của các tạng, nhưng có vai trò đối lập nhau
Hệ giao cảm( S) |
Hệ đối giao cảm( S’ ) |
1. Cấu tạo TW: – Nằm ở sừng bên tủy sống: N1→ L2,3 2. Cấu tạo ngoại biên – Các hạch: hạch cạnh sống và hạch trước sống + Hạch cạnh sống: gồm hai chuỗi hạch nằm dọc + Hạch trước sống: hạch tạng, hạch mạc treo – Hạch S nằm gần TW và xa cơ quan đích nên sợi trước hạch ngắn, sợi sau hạch dài 3. Phân bố: – Chi phối cho tạng & các tuyến như S’ – Chi phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông và các mạch máu ở các chi, đầu mặt và thành cơ thể. 4. Tốc độ dẫn truyền: – Hệ S có tốc độ dẫn truyền chậm hơn vì các sợi trước hạch được bọc Myelin ngắn hơn 5. Hóa chất trung gian: – Catecholamin( Nor-adrennalin) 6. Tác dụng: – giãn đồng tử – Giãn phế quản – Tim đập nhanh, mạnh – ↓ tiết dịch Sự duy trì hưng phấn ở hệ S lâu hơn S’ do có tiếp nối các hạch phong phú hơn. 7. Tác động- đáp ứng – Có tính chất toàn thân |
1. Cấu tạo TW: Nằm ở hai nơi: – Ở nhân S’ của tk sọ III, VII, IX, X ở thân não. – Ở các nhân S’ S2→S4 2. Cấu tạo ngoại biên: – Là các hạch cạnh tạng và hạch nội thành + Hạch cạnh tạng: hạch mi, hạch CBKC, hạch dưới + Hạch nội thành: VĐ trong thành ống tiêu hóa. – Hạch S’ nằm xa TW và gần cơ quan đích nên sợi trướchạch dài, sợi sau hạch ngắn. 3. Phân bố: – Chi phối cho tạng & các tuyến (trừ tuyến mồ hôi) 4. Tốc độ dẫn truyền: – Hệ S’ có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn vì các sợi trước hạch được bọc bao myelin dài hơn. 5. Hóa chất trung gian: – Acetyl Cholin 6. Tác dụng: – Co đồng tử. – Co phế quản. – Tim đập chậm, yếu 7. Tác động- đáp ứng – Có tính chất khu trú |