Câu hỏi: Trình bày giải phẫu thần kinh quay?
Trả lời:
– Hình ảnh tổng quan về thần kinh quay
I. Nguyên ủy:
– Là nhánh tận tách ra từ bó sau của ĐRCT
II. Đường đi và liên quan
TK Q là 1 trong 3 Tk lớn ở chi trên chạy từ nách đến khuỷu thì chia thành 2 nhánh nông và sâu
– ở nách: Tk Q nằm sau Đm nách, rồi tiếp đó cùng ĐM cánh tay sâu chui qua tam giác cánh tay tam đầu đi tới vùng cánh tay sau
– ở vùng cánh tay sau: Chạy chếch xuống dưới và ra ngoài trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau xương cánh tay và được cơ tam đầu che phủ. Sau đó chọc qua vách gian cơ ngoài ra trước vào vùng khuỷu trước.
– ở vùng khuỷu trước: chạy trong rãnh nhị đầu ngoài tới ngang mức nếp gấp khuỷu tận cùng bằng 2 nhánh nông và sâu, tiếp tục đi xuống cẳng tay.
III. Phân nhánh và chi phối
1. Nhánh bên:
– ở vùng nách, Tk Q ko cho nhánh bên nào.
– ở vùng cánh tay sau:
- Nhánh vận động: chi phối Cơ tam đầu và Cơ khuỷu
- Nhánh cảm giác:
∙ Tk bì cánh tay sau: cảm giác cho vùng giữa mặt sau cánh tay ( dưới cơ Delta)
∙ Tk bì cánh tay dưới ngoài: cảm giác cho phần dưới mặt ngoài cánh tay
∙ Tk bì cẳng tay sau: cảm giác cho phần giữa mặt sau cẳng tay
– ở rãnh nhị đầu ngoài( khuỷu)
- Nhánh vận động cho cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài ( có thể cả cơ duỗi cổ tay quay ngắn)
2. Nhánh tận
– Nhánh nông:
- Từ rãnh nhị đầu ngoài, chạy thẳng xuống, dưới sự che phủ của cơ cánh tay quay(nằm trong bao cơ) và nằm bên ngoài so với ĐM quay.
- Đến chỗ nối 1/3 giữa với 1/3 dưới cẳng tay, thì luồn dưới gân cơ cánh tay quay để ra vùng cẳng tay sau
- phân nhánh cảm giác cho nửa ngoài mu bàn tay, mu ngón ngón cái, mu đốt I ngón trỏ, 1/2 ngoài mu đốt I ngón giữa, ngoài ra còn cảm giác cho 1 diện nhỏ da ở mô cái
– Nhánh sâu:
- Từ rãnh nhị đầu ngoài, chạy vòng quanh cổ xương quay giữa 2 bó cơ ngửa để đi tới vùng cẳng tay sau.
- Sau khi ra khỏi cơ ngửa trở thành Tk gian cốt cẳng tay sau. Tk này tiếp tục đi xuống giữa 2 lớp cơ nông và sâu của vùng cẳng tay sau cùng Đm gian cốt sau và tận cùng bằng các nhánh cảm giác cho khớp cổ tay.
- Chi phối vận động cho các hầu hết các cơ ở vùng cẳng tay sau trừ cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay dài ( có thể cả cơ duỗi cổ tay quay ngắn) và cơ khuỷu.
IV. áp dụng
– Khi tổn thương dây quay tuỳ vị trí tổn thương gây nên các biểu hiện.
– Bệnh nhân liệt thần kinh quay có dấu hiệu bàn tay rơi ( bàn tay cổ cò: ko duỗi cẳng tay, ko duỗi và ngửa bàn tay ngón tay, bàn tay bị kéo rủ xuống)