Test : Phôi – Tiết Niệu

Câu 1 Nguồn gốc của hệ tiết niệu:

A) Trung bì cận trục.

B) Trung bì trung gian.

C) Trung bì bên.

D) Trung bì ngoài phôi.

Đáp án B
Câu 2 Thời gian xuất hiện của tiền thận:

A) Tuần thứ 3.

B) Tuần thứ 4.

C) Tuần thứ 5.

D) Tuần thứ 6.

Đáp án B
Câu 3 Đặc điểm của tiền thận:

A) Có nguồn gốc từ trung bì bên.

B) Xuất hiện từ tuần thứ 3.

C) Thoái hoá và biến đi hoàn toàn.

D) Tạo nên các ống sinh niệu hoàn chỉnh.

Đáp án C
Câu 4 Thời gian xuất hiện của trung thận:

A) Cuối tuần thứ 3.

B) Cuối tuần thứ 4.

C) Cuối tuần thứ 5.

D) Cuối tuần thứ 6.

Đáp án B
Câu 5 Đặc điểm phát triển của trung thận:

A) Xuất hiện từ cuối tuần thứ 4.

B) Tạo nên các ống sinh niệu không hoàn chỉnh.

C) Thoái hoá hoàn toàn.

D) Có chức năng tạo nước tiểu từ tuần thứ 6 đến thứ 10.

Đáp án D
Câu 6 Trong quá trình hình thành và biệt hoá của các ống trung thận ngang không mang đặc điểm:

A) Tạo nên các nephron.

B) Đầu trong nối với ống trung thận dọc.

C) Thoái hoá hoàn toàn ở cả 2 giới.

D) Có chức năng tạo nước tiểu từ tuần thứ 6 đến thứ 10.

Đáp án C
Câu 7 Đặc diểm hình thành và biệt hoá của các ống trung thận dọc:

A) Tạo nên các nephron.

B) Đầu trong nối với ống trung thận ngang.

C) Thoái hoá hoàn toàn ở cả 2 giới.

D) Dẫn nước tiểu đổ vào ổ nhớp.

Đáp án D
Câu 8 Thận vĩnh viễn ở người có nguồn gốc:

A) Tiền thận.

B) Trung thận

C) Hậu thận.

D) Tất cả đều đúng.

Đáp án -C
Câu 9 Nguồn gốc của nụ niệu quản:

A) ổ nhớp.

B) ống trung thận ngang.

C) ống trung thận dọc.

D) ống cận trung thận

Đáp án C
Câu 10 Nguồn gốc của mầm sinh hậu thận:

A) Trung bì cận trục.

B) Trung bì trung gian.

C) Trung bì bên.

D) Ngoại bì.

Đáp án B
Câu 11 Cấu trúc tạo ra thận người:

A) Nụ niệu quản.

B) Mầm sinh hậu thận.

C) Nụ niệu quản và mầm sinh hậu thận.

D) Nụ niệu quản, mầm sinh hậu thận và xoang niệu dục.

Đáp án C
Câu 12 Cấu trúc không do nụ niệu quản tạo ra:

A) ống trung gian.

B) ống góp.

C) Đài thận.

D) Bể thận.

Đáp án A
Câu 13 Cấu trúc không do mầm sinh hậu thận tạo ra:

A) ống trung gian.

B) ống góp.

C) ống gần.

D) Tiểu cầu thận.

Đáp án B
Câu 14 Trong quá trình biệt hoá, trung mô hậu thận (mầm sinh hậu thận) không trải qua giai đoạn:

A) Mũ hậu thận.

B) Túi hậu thận.

C) ống hậu thận.

D) Lưới hậu thận.

Đáp án D
Câu 15 Dị tật thận do nụ niệu quản không hình thành hoặc do nụ niệu quản thoái triển sau khi đã hình thành.

A) Thận kình móng ngựa.

B) Thừa mạch máu thận.

C) Không có thận một hoặc hai bên.

D) Thận lạc chỗ.

Đáp án C
Câu 16 Di tật do nguyên nhân di cư của thận:

A) Không có thận.

B) Thừa thận một bên.

C) Thừa mạch máu thận.

D) Thận dính nhau một bên.

Đáp án C
Câu 17 Di tật không do nguyên nhân di cư của thận:

A) Thận xoay bất thường.

B) Thận ở vùng đáy chậu.

C) Thừa mạch máu thận.

D) Thận dính nhau một bên.

Đáp án D
Câu 18 Dị tật do sự phân nhánh bất thường của nụ niệu quản:

A) Thừa niệu quản.

B) Niệu quản lạc chỗ.

C) Thận đa nang.

D) Lỗ niệu quản lạc chỗ.

Đáp án A
Câu 19 Đài thận lớn được hình thành do số lần phân nhánh của nụ niệu quản:

A) Bốn lần phân nhánh đầu tiên.

B) Bốn lần phân nhánh tiếp theo.

C) Từ lần phân nhánh thứ 10.

D) Từ lần phân nhánh thứ 12.

Đáp án A
Câu 20 Đài thận bé được hình thành do số lần phân nhánh của nụ niệu quản:

A) Bốn lần phân nhánh đầu tiên.

B) Bốn lần phân nhánh tiếp theo.

C) Từ lần phân nhánh thứ 10.

D) Từ lần phân nhánh thứ 12.

Đáp án B
Câu 21 Nguồn gốc của biểu mô bàng quang:

A) Ngoại bì.

B) Nội bì.

C) Nội bì khoang niệu-sinh dục.

D) Trung bì.

Đáp án C
Câu 22 Biểu mô bàng quang thuộc loại:

A) Trụ tầng.

B) Vuông tầng.

C) Lát tầng.

D) Chuyển tiếp.

Đáp án D
Câu 23 Bàng quang đượch hình thành từ:

A) Đoạn bàng quang của xoang niệu – sinh dục.

B) Đoạn bàng quang của xoang niệu – sinh dục và ống trung thận dọc.

C) Đoạn bàng quang của xoang niệu – sinh dục và niệu nang.

D) Đoạn bàng quang của xoang niệu – sinh dục và nụ niệu quản.

Đáp án B
Câu 24 Niệu nang sau khi thoái hoá hoàn toàn trở thành:

A) Dây chằng niệu rốn.

B) ống niệu rốn.

C) Nang niệu rốn.

D) Nang bàng quang.

Đáp án A
Câu 25 Nguồn gốc của niệu đạo nữ:

A) Nội bì.

B) Ngoại bì.

C) Nội bì và ngoại bì.

D) Trung bì.

Đáp án A
Câu 26 Nguồn gốc của niệu đạo nam:

A) Nội bì.

B) Ngoại bì.

C) Nội bì và ngoại bì.

D) Trung bì.

Đáp án C
Câu 27 Nguyên nhân gây dị tật thận đa nang:

A) Nụ niệu quản phân chia bất thường.

B) Các nephron không được nối thông với ống góp.

C) Mầm sinh hậu thận phân chia bất thường.

D) Thừa mạch máu thận.

Đáp án B
Câu 28 Sự thoái hoá không hoàn toàn của niệu nang không tạo ra dị tật:

A) Lộn bàng quang.

B) Dò niệu – rốn.

C) U nang niệu – rốn.

D) Xoang niệu – rốn.

Đáp án A

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm