Viêm ruột thừa: 10 vấn đề bạn cần biết

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa (VRT) cấp tính là 1 tình trạng viêm cấp tính tại ruột thừa. VRT là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Cần phải chẩn đoán sớm (trước 6 giờ ) và mổ sớm. Chẩn đoán VRT chủ yếu dựa vào lâm sàng. Với các thể bình thường dễ, chẩn đoán và xử trí đơn giản. Tuy nhiên với các thể không điển hình chẩn đoán khó vì:

+ Các vị trí bất thường của ruột thừa: Sau manh tràng, trong tiểu khung, sau hồi tràng, dưới gan, hình phễu.

+ Triệu chứng lâm sàng đa dạng nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.

Các hình thái Viêm ruột thừa

Khi đã chẩn đoán xác định là VRT cần phải mổ cấp cứu do:

+ Không có sự tương xứng của triệu chứng LS với tổn thương giải phẫu bệnh.

+ Diễn biến phức tạp không lường trước được, có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

+ Nếu mổ sớm, xử trí tốt thì cho KQ tốt, nếu không sẽ để lại các biến chứng xấu sau mổ.

Giải phẫu bệnh:

+ VRT thể xuất tiết: 6-12h đầu.

+ VRT thể mủ: 12-24h sau.

+ VRT thể hoại tử: Sau 24h

+ VRT thủng: VFM, áp xe ruột thừa, đám quánh ruột thừa

Viêm ruột thừa thể điển hình

Hình ảnh viêm ruột thừa điển hình

Biểu hiện lâm sàng viêm ruột thừa

Cơ năng:

  • Đau bụng:
    • Xuất hiện tự nhiên. Đây là dấu hiệu đa số đều gặp và thường là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân phải đến viện.
    • Vị trí đau: Đau thường bắt đầu ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn sau đó dần dần khu trú ở vùng hố chậu P, đôi khi đau bắt đầu ngay ở HCP.
    • Tính chất đau:
      1. Đau bụng thường khởi phát từ từ, đau âm ỉ
      2. Ít gặp trường hợp đau dữ dội, thường chỉ gặp khi ruột thừa sắp vỡ hoặc giun chui vào trong lòng ruột thừa
      3. Đau tăng lên và lan ra khắp bụng khi ruột thừa viêm vỡ.
        • Có thể thấy đầy bụng, khó tiêu và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày
      4. Nôn và buồn nôn
        • Dấu hiệu này không đặc hiệu, không xuất hiện thường xuyên và thường xuất hiện muộn sau khi đau bụng
        • Lúc đầu nôn ra thức ăn hoặc chỉ thấy buồn nôn, lợm giọng.
      5. Rối loạn đại tiện: 1 số trường hợp có táo bón hoặc đi lỏng. Dấu hiệu này ít gặp (gặp trong trường hợp có biến chứng viêm phúc mạc) và ít có giá trị để chẩn đoán.

Toàn thân:

  • Tỉnh táo, tiếp xúc tốt, người hơi mệt.
  • Sốt nhẹ: 37.5-38.5, ít khi có sốt cao, chỉ thường gặp khi viêm ruột thừa nung mủ sắp vỡ hoặc đã vỡ. Ở trẻ em có thể gặp sốt cao, người già đôi khi không thấy sốt đặc biệt viêm ruột thừa thể hoại thư có khi còn hạ thân nhiệt.
  • Vẻ mặt nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi bẩn hơi thở hôi.

Thực thể:

  • Nhìn: Bụng xẹp, di động theo nhịp thở.
  • Sờ:
    • Nguyên tắc sờ nhẹ nhàng, sờ từ chỗ ko đau đến chỗ đau, từ HCT sang HCP.
    • Mục đích: tìm 3 dấu hiệu: ấn đau vùng HCP, phản ứng thành bụng HCP, tăng cảm giác đau da bụng HCP. Trong đó 2 dh đầu là quan trọng quyết định chẩn đoán, dấu hiệu 3 ít gặp, ít có giá trị chẩn đoán

+ Dh ấn đau vùng HCP:

  • Khi ấn sâu vùng HCP bn cảm thấy đau chói, lan tỏa vùng HCP
  • Tìm một số điểm đau:
    • Điểm Mac-Burney: Giữa đường nối GCTT phải đến rốn.
    • Điểm Lanz: Điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối 2 GCTT 2 bên.
    • Điểm Clado: là điểm gặp nhau của đg nối 2 GC và bờ ngoài cơ thẳng to P

Điểm đau có giá trị trong chẩn đoán viêm ruột thừa

+  Phản ứng thành bụng ở HCP:

  • Là phản ứng của phúc mạc với nguyên nhân viêm nhiễm trong ổ bụng.
  • Khi sờ nhẹ nhàng HCP thấy bụng mềm, khi ấn nhẹ tay xuống thấy bệnh nhân kêu đau hoặc nhăn mặt và cơ thành bụng co lại.
  • Dấu hiệu này biểu hiện ở mức độ khác nhau tùy cơ địa của người bệnh và tùy tình trạng nhiễm khuẩn trong ổ bụng :
    • Điển hình khi VRT ở thanh niên khỏe mạnh
    • Ko rõ ràng ở người già yếu, bụng béo
    • Khó xác định ở trẻ nhỏ
  • Là dấu hiệu thực thể quan trọng nhất để chẩn đoán xác định VRT nên cần phải thăm khám hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng, so sánh thành bụng hai bên HC nhiều khi phải thăm khám lại sau 1 vài giờ để phát hiện dấu hiệu này
  • Có thể có co cứng thành bụng khi RT đã viêm thủng

+ Tăng cảm giác da bụng vùng HCP: Bệnh nhân rất đau khi mới chạm vào vùng này

+ Một số triệu chứng khác:

  • Dấu hiệu Blumberg: Cảm ứng phúc mạc ở HCP
  • Dấu hiệu Rowsing: Khi dùng tay ấn vào HCT để dồn hơi sang ĐT phải thì HCP dau
  • Thăm trực tràng, âm đạo ( ở phụ nữ ): Khi RT nằm trong tiểu khung thì thấy túi cùng thành bên phải dầy lên, đau. Nếu ở giai đoạn có VFM thì túi cùng phồng và đau dữ dội.

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị sớm viêm ruột thừa

Cận lâm sàng viêm ruột thừa

  • CTM:
    • BC tăng cao 10000-15000/mm3. Nhưng khi số lượng bạch cầu bình thường cũng ko loại trừ chẩn đoán, có khoảng 10-30% VRT ko thấy tăng bạch cầu, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân đã dùng thuốc.
    • Công thức bạch cầu: chủ yếu tăng bạch cầu đa nhân trung tính >75%
    • Máu lắng tăng cao
  • Chụp X Q bụng KCB: ít có giá trị chẩn đoán xác đinh mà có giá trị trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác:
    • Dấu hiệu âm tính: Ko có liềm hơi, ko có mức nước, mức hơi.
    • Quai ruột cảnh giới: Hình quai ruột giãn ở vùng HCP.
    • Mờ HCP do có dịch, mất hình cơ đái chậu
    • Có thể thấy sỏi phân cản quang trong lòng RT, cần chẩn đoán phân biệt với sỏi NQ phải.
  • SÂ bụng:
    • Hình ảnh VRT trên SÂ:
      • Mặt cắt dọc: hình ảnh tăng âm, tăng kt của RT viêm( d >7mm ), xq có dịch, có ha ngón tay
      • Mặt cắt ngang: Hình ảnh bia bắn (các vòng tròn đồng tâm)
    • Có giá trị chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác: Sỏi NQ, GEU, u nang BT xoắn…
    • Có giá trị trong chẩn đoán biến chứng VRT: áp xe, đám quánh ruột thừa
    • SÂ ổ bụng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong cđ VRT nhưng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người SÂ
  • Nội soi ổ bụng:
    • Được sử dụng để chẩn đoán trong những trường hợp khó : VRT ở vị trí bất thường, dấu hiệu lâm sàng ko rõ ràng, cần phân biệt với các bệnh lý khác ở PN như vỡ nang De Graff, viêm phần phụ, GEU, thủng ổ loét dạ dày tá tràng
    • Trong những trường hợp này, NS ổ bụng vừa là phương tiện để chẩn đoán xác định bệnh vừa là phương pháp điều trị bệnh rất tốt
@bsmaivanluc

Hình ảnh viêm ruột thừa xung huyết được phẫu thuật nội soi xử lý. #suckhoe #viemruotthua #bsmaivanluc

♬ CLOSE MY EYES – Ki
Video Nội soi cắt ruột thừa viêm

Tóm tắt lại, mình muốn các bạn hãy lưu ý 10 vấn đề liên quan tới viêm ruột thừa đó là:

  1. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, cần được chẩn đoán sớm và điều trị sớm.
  2. Chẩn đoán viêm ruột thừa, chủ yếu dựa vào lâm sàng.
  3. Có nhiều trường hợp lâm sàng và cận lâm sàng không tương xứng. Vai trò lâm sàng quan trọng.
  4. Triệu chứng lâm sàng đa dạng, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác. Đòi hỏi thận trọng, khám lâm sàng kỹ lưỡng.
  5. Viêm ruột thừa không đau hoặc ít đau không có nghĩa là “ít nguy hiểm”.
  6. Siêu âm không thấy hình ảnh viêm ruột thừa không có nghĩa là không có ruột thừa viêm. Siêu âm phụ thuộc nhiều vào người siêu âm, máy siêu âm.
  7. Xét nghiệm bạch cầu không tăng không có nghĩa là không có viêm.
  8. Chẩn đoán viêm ruột thừa là một chẩn đoán đòi hỏi sự phối hợp lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán loại trừ.
  9. Khi đã chẩn đoán là viêm ruột thừa thì phẫu thuật là biện pháp cần được can thiệp sớm.
  10. Viêm ruột thừa rất da dạng, có thể bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm