Khó thở khi nằm

Khó thở khi nằm

1.Mô tả

Là tình trạng khó thở tăng lên khi bệnh nhân nằm ngửa.
Mặc dù thường được coi là một triệu chứng, với sự phổ biến của các nghiên cứu về giấc ngủ, khó thở khi nằm cũng dần được xem là một dấu hiệu lâm sàng.Trong cả hai trường hợp, đây đều là phát hiện hữu ích vì cơ chế đằng sau khó thở khi nằm có thể hỗ trợ trong việc tìm hiểu các tình trạng bệnh lý đang diễn ra

2.tình trạng liên quan

• Suy tim sung huyết
• COPD
• Hen

3.cơ chế

CƠ CHẾ TRONG SUY TIM SUNG HUYẾT

Mặc dù được mô tả từ lâu, cơ chế của khó thở khi nằm vẫn không hoàn toàn rõ ràng. Hình 2.14 tổng hợp các giả thuyết được đưa ra cho đến nay.
Giả thuyết hiện được chấp nhận về yếu tố khởi phát khó thở khi nằm là sự tái phân phối dịch từ các tạng và chi dưới vào vòng tuần hoàn 
chung xảy ra khi nằm người bệnh nằm ngửa.

Ở những bệnh nhân có suy giảmchức năng thất trái, lượng máu vừa bổ sung về tim không thểđược tim bơm đi hiệu quả. Tâm thất trái, tâm nhĩ trái và, cuối cùng, mao mạch phổi tăng áp lực, dẫn đến phù phổi, tăng tính kháng của đường thở, giảm đàn hồi phổi, kích thích các thụ thể phổi và cuối cùng gây khó thở.
Thêm vào đó, sự thay thế không khí trong phổi bằng máu hoặc dịch kẽ có thể gây giảm dung tích sống, hạn chế chức năng sinh lý và tạo bẫy khí do đóng các đường thở nhỏ.

Thay đổi tỉ lệ giữa thông khí và tưới máu ( tỉ lệ V/Q) dẫn đến hậu quả tăng gradient oxy phế nang-động mạch, gây thiếu oxy máu và tăng khoảng chết.
Thành phế quản phù nề có thể dẫn đến tắc nghẽn các đường thở nhỏ, gây khò khè ( 'hen tim').
Các nghiên cứu gần đây đã tìm thêm một số yêu tố gây khó thở nằm ở bệnh nhân suy tim:

· Tăng sức cản của đường thở. Các nghiên cứu chỉ ra rằngsức cản lại dòng khí tăng lênở bệnh nhân suy tim khi nằm ngửa. Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng, có thể là do tăng phản ứng của đường thở và / hoặc rối loạn chức năng hô hấp, niêm mạc phế quản sưng nề, dày thành phế quản, phù nề mô quanh phế quản, tăng thể tích máu tĩnh mạch phế quản và giảmkhả năng nở phổi do mất thể tích phổi.

· Giới hạn lưu lượng thở ra. Có sự giới hạn lưu lượng thở ra trênbệnh nhân suy tim và càng trầm trọng hơn khi bệnh nhân nằm ngửa, gây khó khăn để đẩy không khí ra khỏi phổi. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng không rõ ràng. Có thể là khi bệnh nhân nằm ngửathể tích phổi mất đi nhiều hơn (vì trọng lực làm xẹp phổi), xa hơn, gây cản trở cho động tác hít vào, thở rahiệu quả. Một cách giải thích khác là sự tái phân phối máu trong phổi ảnh hưởng đến cơ năng của phổi và tăng sự giới hạn lưu lượng thở ra.

Tăng tiêu hao năng lượng của cơ hoành.Ở những bệnh nhân suy tim khi nằm ngửa,cósự gia tăng tiêu thụ năng lượng cơ hoành để đáp ứng lạisức cản tăng của phổi (các cơ hô hấp phải hoạt động vượt trên sức cản này). Sự gắng sức của cơ hoành cũng dẫn đến khó thở.

4.giá trị triệu chứng

Khó thở khi nằm là một dấu hiệu có giá trị và tương đối đặc hiệu của suy tim sung huyết. Các nghiên cứu cho thấy độ nhạy 37,6% và độ đặc hiệu 89,8%, giá trịdự đoán dương tính (PPV) là 15,3% và giá trịdự đoán âm tính (NPV) 96,7%. Giống với khó thở kịch phát về đêm (PND), nếu không có mặt dấu hiệu này, có thể loại trừ suy tim là nguyên nhân gây khó thở

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm