Mảng sườn di động

Mảng sườn di động: Rối loạn sinh lý và nguyên tắc điều trị

–>–  Mảng sườn di động là 1 vùng thành ngực ko còn liên tục với lồng ngực nữa do mất tính chất vững chắc của khung xương => Rối loạn cử động hô hấp

––>  Điều kiện: Khi có ít nhất 3 xương sườn liền nhau bị gãy ở 2 vị trí trên 1 cung xương và các ổ gãy cùng nằm trên 1 đường thẳng.

––>  Mảng sườn di động thường xuất hiện sau chấn thương nặng lồng ngực

–>–  Cần phải xử trí ngay mới có thể cứu được bệnh nhân do hậu quả rối loạn sinh lý hô hấp và tuần hoàn nặng nề

––>  Rối loạn sinh lý do mảng sườn di động gây ra 2 hội chứng: Hô hấp đảo ngược và trung thất di động

1.  RL chủ yếu do MS gây ra là HH đảo ngược

–       Sinh lý HH bình thường: khi hít vào, thành ngực nâng lên, cơ hoành hạ xuống, tăng thể tích lồng ngực, giảm áp lực trong khoang màng phổi => phổi nở ra. Ngược lại khi thở ra, quá trình sẽ diễn biến ngược lại. Quá trình bày có đc khi toàn bộ lồng ngực còn vững chắc.

–       Trong MS di động, phần MS ko còn liên tục với cung sườn còn lại -> khi hít vào, do áp lực âm trong khoang MF, vùng MS bị hút lõm vào trong. Ngược lại trong thì thở ra, vùng này lại phồng ra => vùng MS luôn di động ngược chiều với phần lồng ngực còn lại trong quá trình hô hấp => vòng luẩn quẩn nghiêm trọng


Hô hấp đảo ngược trong mảng sườn di động

Cơ chế gây ra hô hấp đảo ngược

–       Lâu dần: thiếu O2 => nợ O2

–       Trung thất lắc lư kèm theo gây RLTH

–       MS di động trong quá trình liền bao giờ cũng có xu thế lõm vào trong do bị áp lực âm trong khoang mf hút vào => dễ để lại di chứng hạn chế HH ở bên phổi tt do giảm thể tích lồng ngực => dung tích sống (Vc) giảm

2.  Nguyên tắc điều trị mảng sườn di động

–       Hậu quả thường gặp: Suy hô hấp ( SHH ) nặng do 2 hiện tượng hô hấp đảo ngược và trung thất di động kèm theo thường có tổn thương phối hợp (tim, trung thất) => RL tuần hoàn nặng

–       Có nhiều loại mảng sườn

+         Mảng sườn trước (mảng ức sườn) gồm: xương ức và các sụn sườn, là loại mảng sườn gây RL nghiêm trọng về hô hấp, tuần hoàn

+         Mảng sườn sau: Đường gãy nằm ở khoảng giữa cột sống và đường nách giữa, loại này ít di động, khi nằm đã được cố định nhưng dễ lún sâu vào trong.

+         Mảng sườn bên: hay gặp nhất, khó cố định, dễ gây hô hấp đảo ngược

+         Nửa mảng sườn: Xương sườn chỉ gãy 1 nơi trên cung xương và vùng sụn sườn được coi là nơi gãy thứ 2 => mảng sườn di động kiểu cánh cửa, bản lề là sụn sườn.

–       Các trườn hợp gãy xương cần chú ý:

+         Gãy xương sườn 1-2: khó gãy do có xương đòn phía trước và xương bả vai phía sau che đỡ thường gãy khi gặp chấn thương rất mạnh -> tổn thương bó mạch dưới đòn và đám rối cánh tay.

+         Gãy xương sườn 7-8-9: bên phải gây tổn thương gan, bên trái gây tổn thương lách.

+         Người già: Xương sườn giòn, dễ gãy, khi gãy gây đau => BN ko dám ho => ứ đọng đờm dãi => xẹp phổi

+         Trẻ em: Xương sườn mềm, khó gãy => khi gãy thường do 1 tác động rất mạnh => thường kèm tổn thương phối hợp rất nặng.

Nhận biết một số trường hợp có mảng sườn di động.

 

–       Diễn biến của các mảng sườn

+         Mảng sườn di động: gây HC HH đảo ngược và trung thất di động

+         MS cố định: do có đầu xương gãy cài vào nhau nếu

Cứ cố định => tự khỏi

MS bị thụt vào sâu hơn do áp lực âm KMF ( khoang màng phổi ) => hạn chế hô hấp

Chuyển thành di động thứ phát (do ho, thở mạnh) thương trong 2-3 ngày đầu

a.  Chẩn đoán

–       HC SHH cấp: thở nhanh nông, tím môi và đầu chi. Cánh mũi phập phồng, co kéo KLS ( khoang liên sườn ) và hõm ức, mạch nhanh, vã mồ hôi.

–       Có thể kèm theo shock do đau hoặc mất máu (do kèm tổn thương phối hợp)

–       Nhìn: MS lõm vào trong hoặc di động ngược chiều với lồng ngực khi thở

–       Khám phát hiện các tổn thương kèm theo: tràn khí dưới da, HC TM-TK mf or trung thất

b.  Xử trí

Sơ cứu: Thực hiện sau khi chẩn đoán có MS di động và trước khi chuyển BN về trung tâm điều trị

–       Mục đích: ko cho MS di động, tránh RL HH-TH (ko tránh khỏi hạn chế hô hấp)

–       Cách làm: Dùng 1 cuộn băng đặt vào vùng MS, rồi lấy cuộn băng khác cuốn vòng quanh ngực -> MS luôn ở tư thế thụt vào (ko phồng lên đc)

–       Nếu có TM-TK mf kèm theo => phải dẫn lưu máu, khí trong MF trc khi đtrị thực thụ

Điều trị thực thụ: có 2 cách

–       CĐ bên ngoài (cố định giải phẫu)

–>–  Kéo liên tục (ko mổ):

+         Luồn chỉ thép quanh xg sườn thuộc mảng sườn, kéo liên tục qua hệ thống ròng rọc.

+         Trọng lượng kéo tùy thuộc BN sao cho khi thở MS ko thụt vào trong (1 tuần) => điều chỉnh

–>–  Có mổ

+         Nẹp Judet: dùng nẹp có kích thước thích hợp với xg sườn, tốt nhưng đắt

+         Xuyên đinh Kirschner: qua ổ gãy để giữ 2 đầu

–> BN phải chịu cuộc PT (gây mê và nguy cơ NK)

–> Ưu điểm: đtrị đc tổn thương phối hợp khác

–       Cố định bên trong (cố định sinh lý)

+         BN đc đặt NKQ kèm giãn cơ

+         Nếu để lâu -> mở khí quản cho BN

+         Cho BN thở máy liên tục, kéo dài -> BN ko tự thở, MS ko di động và tự liền

Ưu: CĐ tốt, ko cần can thiệp PT

Nhược: chăm sóc trong quá trình thở máy (tắc đờm dãi, TKMF, NT hô hấp…), khó cai máy, ko phải lúc nào cùng có máy thở và điều kiện chăm sóc.

1 thought on “Mảng sườn di động”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm